• Danh mục

  • Trang chủ
  • Giới tính
  • Hình nền
  • Hoàng đạo
  • Music
  • Phần mềm
  • Thể thao
  • Thư giãn
  • Tin tức
  • Truyện
  • Video
  • Home
  • Tin Tức
  • Giáo dục

Giáo dục

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình về tiêu cực thi cử, sách giáo khoa

Bộ trưởng GD&ĐT thừa nhận kỳ thi THPT quốc gia còn nhiều bất cập. Bộ sẽ giữ ổn định đồng thời khắc phục hạn chế cho kỳ thi sắp tới. Ông cũng đề cập sách giáo khoa mới.
Bộ trưởng GD&ĐT nói về những vấn đề giáo dục được Quốc hội quan tâm Tại phiên thảo luận ngày 26/10, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nói về vấn đề được cử tri quan tâm, bao gồm thi THPT quốc gia, sách giáo khoa mới và giáo viên.

Trong phiên thảo luận kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 26/10, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã giải trình về 3 vấn đề được quan tâm là thi cử, sách giáo khoa (SGK) và giáo viên.

Trước hết, ông khẳng định giáo dục và đào tạo liên quan mọi người, mọi nhà. Ngành có những vấn đề mà nhận thức được rồi nhưng việc khắc phục cần có thời gian, cũng như sự chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Ổn định thi THPT quốc gia

Thi cử là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của xã hội và gây bức xúc.

Bộ trưởng Nhạ khẳng định bộ thực hiện chủ trương của Nghị quyết TW 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, trong đó quy định rõ phải tiến tới đổi mới hình thức thi và xét công nhận THPT theo hướng giảm áp lực, ít tốn kém cho xã hội, trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh và làm cơ sở để xét tuyển đại học, cao đẳng.

Bo truong Phung Xuan Nha giai trinh ve tieu cuc thi cu, sach giao khoa hinh anh 1
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ xử lý nghiêm tiêu cực thi cử. Ảnh: Hoàng Hà.

Chính phủ cũng có Nghị quyết 44, tiến tới một kỳ thi đáp ứng được nhiệm vụ này.

Cho đến nay, bộ thực hiện đúng chủ trương, có lộ trình. Thi gắn liền với đổi mới SGK. Do đó, bộ đặt ra lộ trình 6 năm 2015-2020 theo hướng một kỳ thi đánh giá được năng lực của học sinh tốt nghiệp THPT, sau đó, làm cơ sở để trường cao đẳng, đại học xét tuyển.

Bộ GD&ĐT đã cân nhắc nhiều phương án, nhận thức công tác chuẩn bị câu hỏi chuẩn hóa, đề thi rất quan trọng. Sau từng năm, bộ đều có cải thiện, tốt hơn.

Khâu bảo mật đề thi bằng công nghệ, chấm thi, thanh tra đều được chú trọng.

Tư lệnh ngành Giáo dục báo cáo sau các năm thực hiện, mục tiêu giảm áp lực, đỡ tốn kém được chứng minh rõ, nhân dân đón nhận phương án thi.

Tính khách quan, trung thực cũng thể hiện khá rõ qua đổi mới thi trắc nghiệm, tiêu cực giảm so với trước đây. Tuy nhiên, kỳ thi nào cũng có vấn đề, bộ chỉ có thể khắc phục tối đa.

Ông thừa nhận năm vừa rồi, kỳ thi THPT quốc gia bộc lộ rõ vấn đề về tính trung thực.

Khi có dấu hiệu sai phạm, bộ đã báo cáo Thủ tướng và phó thủ tướng đồng thời chỉ đạo, cùng Bộ Công an vào cuộc với tinh thần làm đến nơi đến chốn, nghiêm minh, sai đến đâu, xử đến đấy.

Hiện tại, 11 người đã bị xử lý theo quy định của pháp luật, bộ cũng áp dụng quy chế đối với 151 thí sinh. Ông khẳng định sẽ tiếp tục xử lý.

“Tinh thần là sai thì sửa, sửa nghiêm theo đúng quy chế. Bộ GD&ĐT cùng cá nhân tôi phản đối và kiên quyết chống tiêu cực”, ông nhấn mạnh.

Ông Nhạ nói thêm trong quá trình xử lý, Thủ tướng chỉ đạo và bộ đã ngay lập tức rà soát lại toàn bộ quy trình về thi, chấm thi.

Bộ nhận thấy quy trình đầy đủ nhưng một số khâu, đặc biệt chuẩn bị câu hỏi, ra đề thi cần tốt hơn. Song theo ông, đây là vấn đề khó, cần thời gian. Kinh nghiệm quốc tế cũng vậy, không phải có ngay ngân hàng đề thi.

Về phần mềm, bộ chưa lường hết khâu công nghệ để mã hóa đề thi. Đây là sơ hở, bị lợi dụng để tiêu cực.

Bộ đã họp toàn bộ giám đốc sở để bàn nghiêm vấn đề này. Nội bộ bộ cũng chỉ đạo, kiểm điểm trách nhiệm, rút kinh nghiệm cho kỳ thi sau.

Đối với địa phương, thủ tướng chỉ đạo rất rõ, phê bình và kiểm điểm trách nhiệm cá nhân. Theo phân cấp, chủ tịch hội đồng thi sẽ phải chịu trách nhiệm.

Qua kỳ thi, Bộ GD&ĐT rút kinh nghiệm sâu sắc để tăng số lượng, chất lượng câu hỏi, tính phân hóa, trước hết để đánh giá chất lượng phổ thông. Thi cũng là cơ sở để đánh giá, điều chỉnh chương trình.

Theo Luật Giáo dục đại học, các trường tự chủ tuyển sinh. Kỳ thi này tốt để các trường sử dụng kết quả phục vụ tuyển sinh. Thực tế, các năm qua, các trường chủ yếu sử dụng kết quả thi đồng thời đa dạng hình thức xét tuyển.

Ông nói thêm tuyển sinh năm 2018 đã khắc phục được tình trạng điểm 8 cũng đỗ cao đẳng sư phạm.

Ông cho rằng phải kiên định định hướng đổi mới. Năm tới, bộ tiếp tục ổn định kỳ thi với những khắc phục cần thiết. Đặc biệt, khâu ra đề sẽ bám sát phổ thông, phân hóa để các trường lấy kết quả xét tuyển.

Phần lớn các trường chưa tự chủ được. Nếu để những trường yếu tự chủ tuyển sinh, chất lượng đầu vào ồ ạt, đầu ra rất kém. Bộ phải giải quyết bài toán hài hòa các đối tượng.

Không độc quyền SGK

SGK là vấn đề này tồn tại từ lâu. Nghị quyết 40 năm 2000 đổi mới SGK kết luận một bô SGK sử dụng trong cả nước, giao bộ GD&ĐT biên soạn. Bộ giao việc biên soạn, biên tập, chỉnh lý, in ấn, phát hành cho NXB giáo dục, dẫn tới độc quyền.

Điểm tốt của cách làm này là chương trình ổn định cho toàn quốc, nhiều vùng giáo viên khác nhau, trình độ khác nhau.

Tuy nhiên, nó cũng tồn tại nhiều bất cập. Vì có một bộ SGK, nhiều thầy cố phụ thuộc vào sách dẫn đến máy móc, cứng nhắc, rập khuôn. Điểm này được cân nhắc rất kỹ khi xây dựng Nghị quyết 88 của Quốc hội.

Cụ thể, một bộ SGK chưa khai thác được trí tuệ của nhiều người, khó xã hội hóa. Sắp tới, nước ta thực hiện một chương trình, nhiều bộ SGK để khắc phục điểm này.

Song nhiều khó khăn vẫn tồn tại. Việc quản lý một bộ đã phức tạp. Tới đây, một chương trình nhiều bộ SGK càng khó quản lý.

Nhiều bộ có thể dẫn tới tình trạng một số sách không có NXB sẵn sàng nhận làm hoặc trình độ không đồng đều giữa giáo viên các vùng miền.

Do đó, Quốc hội đã giao Bộ GD&ĐT chủ động biên soạn một bộ đồng thời khuyến khích các cá nhân, tổ chức có điều kiện tham gia biên soạn, không độc quyền.

Mỗi phương án đều có ưu, nhược điểm nhưng lần này, nước ta đang tiếp cận một cách căn bản, theo quốc tế, tức dựa vào chương trình tổng thể, chương trình môn học, từ chương trình đó mới viết sách.

SGK là tài liệu quan trọng để thể hiện mục tiêu chương trình, nội dung, phương pháp, đầu ra. Bên cạnh đó còn có một số tài liệu khác. Cách làm này tương tự với quốc tế.

Việc thiết kế SGK tạo cơ hội để thầy cô chủ động, sáng tạo về mặt phương pháp và linh hoạt vùng miền.

Ông giải thích thiết kế chương trình gồm 80% khung thống nhất toàn quốc, 20% vùng miền, địa phương.

Ông nói thêm thiết kế SGK khác với sách tham khảo. SGK khó nhất là khâu biên soạn rồi biên tập, đồ họa.

Trong quá trình thiết kế, bộ lường được việc thiết kế có bài tập tô, điền, vẽ, nối đuôi tạo cơ hội để các cháu viết vào sách. Bộ đã hướng dẫn nhưng việc hạn chế viết vào sách chưa được thực hiện tốt.

Tới đây, khi ban hành chương trình mới, bộ chỉ đạo để khắc phục được các hạn chế, giảm thiết kế để hạn chế vẽ, tô vào sách, tránh lãng phí.

Đề nghị không giảm biên chế giáo viên

Bộ chịu trách nhiệm về chất lượng giáo viên, quy chuẩn giáo viên, đủ giáo viên cho các trường, các chương trình đào  tạo, bồi dưỡng cho các trường sư phạm.

Nhận thấy nhiều vấn đề về chất lượng, quy chuẩn, bộ đã sửa. Nhưng việc sử dụng tuyển dụng lại thuộc thẩm quyền của địa phương.

“Tôi tha thiết đề nghị địa phương ưu tiên bố trí giáo viên, không giảm biên chế cơ học, thực hiện như Thủ tướng chỉ đạo, ở đâu có học trò, ở đó phải có giáo viên, trường lớp”, ông nói.

Trong thực tế, nguyên lý giáo dục phổ thông là phải đủ giáo viên, trường lớp cho các cháu học.

Bộ đã làm việc với bộ Nội vụ và các bộ, ngành khác, thống nhất định mức 35 cháu tiểu học, 45 cháu THCS. Thực ra, đây vẫn là mức cao, các nước chỉ 20 cháu.

Ngoài ra, các vùng miền khó khăn, vùng núi, hải đảo, chính sách đảm bảo giáo viên cho vùng sâu vùng xa, không nên dồn dịch cơ học, tránh học sinh bỏ học vì nhà xa, không đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp.

Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các bí thư tỉnh ủy ưu tiên bố trí cho giáo viên. Bộ Nội vụ tham mưu để đảm bảo chế độ chính sách cho giáo viên.

Ông khẳng định Bộ GD&ĐT không thể chịu trách nhiệm chất lượng nếu thiếu hai điều kiện quan trọng là biên chế giáo viên đúng theo định mức và chế độ chính sách, trường lớp, cơ sở vật chất.

Đại biểu Quốc hội nêu những vấn đề 'nóng' về giáo dục Thừa, thiếu cục bộ giáo viên là một trong những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm trong buổi làm việc sáng 26/10.

Phải tìm ra người chịu trách nhiệm về hạn chế trong giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu cho rằng phải tìm ra cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm về hạn chế trong giáo dục mới có biện pháp khắc phục, tránh tái phạm.

Tin cùng chuyên mục

  • Kỹ năng mềm biến tướng thành 'chạy chức, chạy việc, đạo văn'?
  • Phải tìm ra người chịu trách nhiệm về hạn chế trong giáo dục
  • Bộ GD&ĐT báo cáo Quốc hội 6 nhóm vấn đề
  • 'Niềm tin của xã hội với giáo dục đang giảm mạnh'
  • Trẻ tiếp xúc điện thoại, iPad sớm sẽ ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ
  • Bé gái bị cô giáo chủ nhiệm đánh bầm tím lưng vì lười học
  • Bé gái bị cô giáo chủ nhiệm đánh bầm lưng vì lười học
  • Câu đố bữa tiệc của hoàng gia tưởng khó mà dễ
  • Thành phố nào lớn thứ hai miền Bắc, chỉ sau Hà Nội?
  • Phiếu tín nhiệm thấp và niềm tin giáo dục

Chuyên mục khác

  • Tin HOT
  • Bí mật của sao
  • Chính trị xã hội
  • Thế giới
  • Văn hóa giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Kinh tế
  • Khoa học công nghệ
  • Ô tô - Xe máy
  • Giáo dục
  • Hướng dẫn sử dụng
Đầu trang | Hỗ trợ: 19001255

Bản quyền Vietnamobile